#1 Dịch Vụ Thiết Kế Bộ Nhận Dạng Thương Hiệu Tại TPHCM

Xây dựng thương hiệu rất quan trọng đối với bất kỳ một công ty nào, việc xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh có giá trị vượt xa hơn rất nhiều so với việc sở hữu một biểu tượng thương hiệu tuyệt vời.

Bộ nhận diện thương hiệu chứa đựng một khái niệm rộng trong thiết kế, bởi đây là tập hợp những tổng thể liên quan đến tính biểu tượng và còn là những yếu tố nhận biết một cách đồng bộ và nhất quán, đại diện cho một công ty hay một doanh nghiệp thương mại, giúp phân biệt các thương hiệu với nhau.

Hiện nay tại thị trường Việt Nam, các công ty và doanh nghiệp ngày càng đầu tư nhiều về mặt hình ảnh và thương hiệu. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao đó, Compa Marketing cung cấp dịch vụ Thiết kế nhận diện thương hiệu cho các công ty hay chủ doanh nghiệp chưa định hình được hình ảnh công ty mình.

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Hệ thống nhận diện thương hiệu là tất cả các loại hình và cách thức mà thương hiệu có thể tiếp cận với Khách hàng như: Logo công ty, Khẩu hiệu, Danh thiếp, Phong bì, Túi xách, Bao bì, Nhãn mác, Biển, Băng rôn quảng cáo; các mẫu quảng cáo trên media; các vật phẩm và ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo (Tờ rơi, poster, catalog, dây cờ, áo, mũ…); các phương tiện vận tải; bảng hiệu công ty; các loại ấn phẩm văn phòng; hệ thống phân phối, chuỗi các cửa hàng và các hình thức PR, sự kiện khác…

Đơn giản hơn, hệ thống nhận diện thương hiệu chính là những gì người tiêu dùng nhìn thấy, nghe thấy về thương hiệu ấy trong cuộc sống hàng ngày. Mục tiêu của hệ thống này không chỉ là tạo sự nhận biết, sự khác biệt, thể hiện cá tính đặc thù doanh nghiệp mà còn nhắm đến việc tác động đến nhận thức, tạo cảm giác về quy mô của là lớn, tính chuyên nghiệp là cao của doanh nghiệp đối với khách hàng và công chúng.

Ngoài ra đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì bổ sung thêm trong bộ nhận diện thương hiệu là cung cách phục vụ khách hàng, thái độ phục vụ khách hàng, quy trình làm việc khoa học bài bản mang đậm bản sắc văn hoá của doanh nghiệp đó.

Vì sao doanh nghiệp cần có bộ nhận diện thương hiệu?

  • Người tiêu dùng nhận biết và sử dụng dễ dàng.
  • Thuận lợi hơn cho team sale bán hàng cho người tiêu dùng.
  • Tác động đến giá trị công ty.
  • Xây dựng niềm tự hào cho nhân viên công ty.
  • Nâng cao lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp không đầu tư bộ nhận diện thương hiệu chỉn chu.
  • Giảm chi phí quảng cáo, marketing,…

Hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những gì?

Thông thường, bộ nhận diện thương hiệu gồm những phần sau:

Bộ nhận diện thương hiệu cốt lõi

  • Brand name
  • Slogan
  • Logo
  • Brand guideline

2. Bộ nhận diện cho sản phẩm của doanh nghiệp

  • Bao bì sản phẩm
  • Nhãn mác
  • Kiểu dáng sản phẩm
  • Dấu hiệu nhận biết trên bao gói

3. Bộ nhận diện thương hiệu cho văn phòng

  • Danh thiếp
  • Giấy tiêu đề
  • Phong bì thư
  • Hóa đơn
  • Đồng phục nhân viên
  • File folder
  • Backdrop
  • Trang trí/ nội thất theo nhận diện\
Bộ nhận dạng thương hiệu giày Marengo

4. Bộ nhận diện cho các ấn phẩm Marketing

  • Bộ nhận diện về các ấn phẩm Marketing
  • Catalogue – Brochure
  • Profile công ty
  • Flyer/ Leaflet
  • Poster/ Banner/ Standee
  • Sales kit

5. Bộ nhận diện xây dựng trên Internet

  • Website công ty
  • Landing page/ Microsite
  • Facebook fanpage
  • Banner ads
  • Email marketing

6. Bộ nhận diện thiết kế cho showroom

  • Biển hiệu – cửa hàng – đại lý
  • Mockup
  • POSM

7. Bộ nhận diện thị trường và không gian

  • Biển hiệu công ty, phòng ban
  • Biển hiệu chi nhánh
  • Phương tiện vận tải
  • Phương tiện thi công

Quy trình thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu

Bước 1: Nghiên cứu và phân tích thương hiệu

Đây là giai đoạn “hao tâm tổn sức” nhất của người làm nghề thiết kế. Giai đoạn này cần nhiều yếu tố để hoàn thành: thời gian, năng lượng, nguồn nhân lực mạnh,…Nhưng cũng chính nhờ giai đoạn này mà những ý tưởng tuyệt vời sau này ra đời dễ dàng hơn.

Ở bước này, người thiết kế “học” mọi thứ về thương hiệu họ nhận làm. Quá trình nghiên cứu sẽ giúp họ tạo ra tính cách của thương hiệu, một bức tranh toàn cảnh về thương hiệu. Và để làm được, rất nhiều các câu hỏi phải được nêu ra

Nội bộ thương hiệu cần thống nhất những thông tin và yêu cầu thiết kế, chính thương hiệu cần hiểu rõ và diễn đạt sản phẩm, phương châm hoạt động của mình. Thông thường, trước khi tiến hành thiết kế, thương hiệu sẽ được cung cấp một phiếu yêu cầu, bao gồm bộ câu hỏi để thương hiệu trả lời và liệt kê những đặc trưng của thương hiệu. Những câu hỏi tập trung vào những câu hỏi nội bộ, câu hỏi liên quan tới tập khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh.

Có 3 đối tượng cần nghiên cứu chi tiết:

  • Đối tượng mục tiêu là ai
  • Đặc tính của thương hiệu hiện tại
  • Đối thủ cạnh tranh

Bước 2: Lên concept sáng tạo

Đây là lúc người làm nghề thiết kế chuyển những thông tin này sang dạng hình ảnh. Các thông tin thường chứa đựng những cảm xúc về tính cách, mục tiêu và giá trị của thiết kế thương hiệu, và nhiệm cụ của họ là phải khám phá ra cách thể hiện bằng hình ảnh với chúng.

Sau đó họ lựa chọn những yếu tố cụ thể dễ khơi gợi cảm xúc nhất, giàu hình ảnh nhất để đưa vào thiết kế

Đây là bước xác lập giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, đưa ra ý tưởng thiết kế độc đáo. Người thiết kế sẽ đưa ra ít nhất 3 ý tưởng thiết kế khác nhau, phát triển ý tưởng đó với hình ảnh, thông điệp xoay quanh concept cho đến khi dự án hoàn tất. Thương hiệu sẽ lựa chọn một trong các concept ban đầu đó.

Bước 3: Bắt tay vào việc thiết kế

Người thiết kế sẽ tập trung hiện thực hóa ý tưởng thành hình ảnh thiết kế cho đến khi mẫu thiết kế được khách hàng hài lòng.

  1. Bắt đầu với logo

Designer sẽ phác thảo phác thảo tất cả các ý tưởng logo với 2 tông màu đen trắng, sau đó sẽ chọn ra các ý tưởng ưng ý nhất và cho khách hàng tham khảo, đóng góp ý kiến.

2.� Lựa chọn màu sắc

Màu sắc có ảnh hưởng lớn đến thông điệp, ý nghĩa thương hiệu muốn truyền tải. Thông thường, yếu tố cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn màu sắc. Nó cũng là một cơ hội lớn để bạn thể hiện điểm khác biệt của mình.

Một màu tốt phải sạch sẽ và dễ ứng dụng, cung cấp nhà thiết kế đủ lựa chọn để sáng tạo nhưng không được quá mức.

Màu sắc nào đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao nhất ?

3. Thử font chữ

Chọn một font chữ phù hợp sẽ giúp nâng thương hiệu lên một tầm cao mới, đồng thời thể hiện được tinh thần mà thương hiệu muốn hướng đến.

4. Thiết kế biểu tượng (Iconography)

Một Iconography tốt không chỉ được tạo bởi ngôn ngữ hình ảnh sáng tạo, mà còn bởi tính ứng dụng trong công việc. Nó dựa vào sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì, ngành này ra sao,..Tuy nhiên, thương hiệu không bắt buộc phải có Iconography.

5. Các nội dung cần thiết kế khác như: Hệ thống thiết kế, Các thứ bậc & bố cục, Ảnh và đồ họa, Gợi ý sử dụng logo

Bước 4: Test tính ứng dụng

Bước 5: Bảo hộ thương hiệu (Trademark Protection)

Một mẫu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu sau khi hoàn thành, doanh nghiệp có thể ứng dụng ngay. Tuy nhiên để tránh vấn đề vi phạm bản quyền, hình ảnh mới thiết kế bị sao chép từ đối thủ cạnh tranh khác, thương hiệu nên tìm đến phương án bảo hộ thương hiệu càng sớm càng tốt. Việc đăng ký bảo hộ cũng là bước an toàn cho giai đoạn tung dự án ra thị trường.

Kết: Việc phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu đa dạng sẽ giúp khách hàng ghi nhớ tốt hơn về thương hiệu, sản phẩm của công ty bạn. Giúp khách hàng nhận ra và nhớ đến khi cần.

Hình ảnh chuyên nghiệp của công ty thông qua hệ thống nhận diện cũng làm cho đội ngũ của bạn cảm thấy tự hào hơn, trung thành hơn và muốn phấn đấu xây dựng thương hiệu của bạn nhiều hơn.

Hãy liên hệ với đội ngũ thiết kế của Compa Marketing để được tư vấn chi tiết hơn nữa!

Xem thêm các Bộ nhận dạng thương hiệu do Compa Marketing thực hiện!

Thiết Kế Bộ Nhận Dạng Thương Hiệu Cho Các Ngành