Trong mấy năm trở lại đây, nghề Freelancer đang được nhiều người quan tâm và lựa chọn. Bởi công việc này vừa giúp họ có được thu nhập đáng mơ ước vừa không bị áp lực giờ giấc khi đi làm văn phòng.
Đã bao giờ bạn tự hỏi, làm sao để thoát được cảnh ngồi trong không gian, 4 góc là tường suốt 5 ngày 1 tuần và 8 tiếng mỗi ngày ?
Freelancer là gì?
Freelancer dịch sang tiếng Việt là nghề tự do, đây là công việc mà bản thân người làm được tự do thu xếp công việc của mình. Họ không bị giới hạn bởi bất cứ không gian hay thời gian làm việc. Các Freelancer được tự do làm việc ở mọi lúc mọi nơi theo nhu cầu bản thân, miễn họ hoàn thành tốt công việc mà khách hàng đưa ra.
Điểm đặc biệt của công việc Freelancer đó chính là họ được chủ động đưa ra dịch vụ của bản thân. Sau đó, họ sẽ chọn ra một khách hàng trả giá cho dịch vụ của mình cao nhất để thực hiện. Thực tế, một Freelancer có thể làm việc một lúc dành cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Phương thức giao dịch giữa các Freelancer với khách hàng là online. Họ dựa trên các website trung gian lẫn mạng xã hội để kết nối với nhau.
Những công việc làm Freelance phổ biến nhất hiện nay
Dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp một số công việc làm Freelance phổ biến trên thị trường hiện nay để các bạn tham khảo.
Freelancer lĩnh vực IT
Đây là nghề Freelancer kiếm được thu nhập khủng nhất hiện nay. Thực tế, để trở thành một Freelancer IT không khó nhưng để kiếm tiền ổn định từ nghề này thì không dễ chút nào.
Đối với một Freelancer IT, họ có thể chọn lựa được cho mình một hình thức ngôn ngữ lập trình dựa vào hệ giá trị riêng như: Lĩnh vực chuyên sâu, sở thích trong ngành IT. Đó có thể là Business Analyst, Mobile App Developer, Senior Developer,…Các Freelancer IT sẽ được chủ động hơn trong công việc. Họ có nhiều cơ hội để tìm tòi, sáng tạo và đặc biệt thách thức bản thân được nhiều hơn.
Freelancer lĩnh vực thiết kế đồ họa, sản xuất video
Freelancer lĩnh vực thiết kế đồ họa, sản xuất video hiện là lĩnh vực mới mẻ, hiện đại và năng động. Công việc này không chỉ được ứng dụng ở trong quảng cáo, truyền thông mà còn trong digital marketing, thiết kế giao diện website, landing page, app, bao bì sản phẩm,…
Thu nhập của người thiết kế đồ họa, sản xuất video tự do hiện nay khá cao và thay đổi linh hoạt. Giá trị của một thiết kế đồ họa có giá dao động từ 200.000 đến 200.000.000 VND. Còn đối với quay phim, sản xuất video Freelancer sẽ có giá dao động từ 10-30 triệu đồng/tháng.
Freelancer lĩnh vực online marketing (copywriting, SEO, lên kịch bản,…)
Nghề Freelancer phổ biến tiếp theo trên thị trường hiện nay đó chính là copywriting, SEO, lên kịch bản,…Công việc chính của những Freelance marketing đó chính là sáng tạo nội dung content đồng thời kiêm xử lý, thiết kế hình ảnh. Đặc biệt, họ còn có sự am hiểu nhất định về marketing, UI/UX nhằm đưa ra content trực tuyến tốt nhất cho khách hàng.
Hiện nay, nhu cầu quảng cáo cũng như truyền thông hình ảnh thương hiệu của các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân ngày một lớn nên cơ hội tìm việc làm cho các bạn Freelancer lĩnh vực online marketing ngày một nhiều. Nghề Freelancer này đôi khi không đòi hỏi quá cao về kinh nghiệm lẫn kỹ năng nhưng cần sự trẻ trung, sáng tạo và đặc biệt am hiểu người dùng. Mức thu nhập trung bình của các Freelance online marketing thường dao động từ 10-30 triệu đồng/tháng.
Freelancer lĩnh vực kế toán, kiểm toán
Công việc Freelancer lĩnh vực kế toán, kiểm toán hiện cũng đang thu hút nhiều người lựa chọn trên thị trường hiện nay. Thực chất đây là nhóm công việc thu thập và phân tích số liệu, dữ liệu. Từ đó xuất nhập dữ liệu và quản lý dữ liệu cho khách hàng.
Công việc này đòi hỏi người làm Freelancer có kinh nghiệm lẫn chuyên môn cao. Họ đã từng làm quản lý hoặc làm việc dữ liệu, sổ sách các công ty startup hoặc lớn trên thị trường. Freelancer lĩnh vực kế toán, kiểm toán thường có mức thu nhập dao động từ 7-15 triệu đồng/tháng.
Freelancer lĩnh vực dịch thuật
Thường các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu về dịch thuật tư liệu hay dịch sách, văn bản ngôn ngữ nước ngoài sẽ chủ động tìm kiếm các Freelancer dịch thuật. Họ là người giỏi kỹ năng về ngôn ngữ và đã từng làm qua các network freelancer hoặc social network lớn tại các nhóm Facebook.
Các Freelancer dịch thuật có thể làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian. Và dịch thuật tiếng Anh, Hàn, Nhật và Trung là công việc phổ biến nhất. Mức lương trung bình của mỗi Freelancer dịch thuật dao động từ 5-20 triệu đồng/tháng.
Nghề làm Freelancer đòi hỏi nhiều kĩ năng quan trọng
Để trở thành một Freelancer giỏi, kiếm được thu nhập cao từ tháng này qua tháng khác, đòi hỏi bạn phải có nhiều kỹ năng quan trọng sau:
Sự tự tin cao vào khả năng của bản thân
Dù bạn có làm việc văn phòng hay là một Freelancer thì tự tin chính là chìa khóa vàng dẫn bạn tới thành công. Dĩ nhiên, sinh ra không phải người nào cũng tự tin và họ cần phải trải qua quá trình học hỏi, rèn luyện để có được sự tự tin đó.
Một Freelancer tự tin vào bản thân là người biết thể hiện những ưu điểm của bản thân để khách hàng cảm nhận được. Sự tự tin còn thể hiện ở việc bạn tự nhận ra được điểm hạn chế của bản thân. Sau đó, lấy giấy bút ra vào liệt kê chúng vào một tờ giấy để nỗ lực khắc phục chúng mỗi ngày.
Kỹ năng sales và đàm phán với khách hàng (client)
Nhiều bạn Freelancer khi bắt đầu nhận 1 dự án riêng nào đó thường hoang mang không biết mình nên định giá ra sao. Điều này chắc chắn sẽ khiến Freelancer bị “thiệt” nếu gặp những khách hàng “cao tay”.
Do đó, để trở thành một Freelancer thực thụ, bạn buộc phải nắm chắc kỹ năng sale và đàm phán với khách hàng. Thường các Freelancer giàu kinh nghiệm đều tính giá trị dự án dựa vào “Hour rate” tức là giá tiền/giờ. Sau đó, họ sẽ ước lượng tổng số giờ mà bản thân thực hiện xong dự án và cộng 15% dành cho thời gian phản hồi, chính sửa dự án từ khách hàng.
Theo các chuyên gia, trước khi tiến hành chốt hạ giá với khách, Freelancer nên lên danh sách các chức năng sẽ làm thông qua bảng báo giá cụ thể. Sau đó, bạn hãy yêu cầu khách hàng lập bảng hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên.
Quản lý thời gian
Freelancer thường được toàn quyền sử dụng thời gian trong vòng 24h mỗi ngày. Vì thế, để làm việc khoa học, Freelancer cần phải rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian phù hợp. Bạn muốn có nhiều thu nhập mỗi tháng chắc chắn bạn sẽ dành nhiều thời gian để làm việc.
Vì thế, để hỗ trợ công việc Freelance của mình hiệu quả, bạn nên sử dụng các phần mềm hỗ trợ để tối ưu hóa thời gian làm việc thay vì thực hiện thủ công. Bạn nên tìm ra phương pháp làm việc nhanh, hiệu quả cao để dành thời gian thực hiện một số công việc khác.
Thực tế, có một số công việc Freelance buộc bạn phải ngồi hàng tiếng đồng hồ để hoàn thành. Thế nhưng, nếu bạn biết sắp xếp thời gian, kết hợp các phần mềm hỗ trợ sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá thời gian.
Kỹ năng đối đầu với stress liên tục
Các dự án mà mỗi bạn Freelancer nhận về thường chứa nhiều công việc nhỏ ở trong đó. Đòi hỏi bạn phải có kỹ năng đối đầu với stress liên tục và sở hữu một cái đầu lạnh để giải quyết vấn đề.
Thực tế, công việc Freelancer không gò bó về thời gian nhưng số lượng công việc mà bạn phải thực hiện đôi khi còn nhiều gấp đôi, thậm chí gấp ba so với đi làm văn phòng vào khung giờ hành chính.
Vì thế, để đối đầu với khối lượng công việc này, bạn cần phải dựa vào tổng số thời gian đã xác định ngay từ đầu để đưa ra giải pháp xử lý phù hợp. Tránh tình trạng bị sa đà quá cỡ dẫn tới tình trạng stress, “ngập ngụa” trong đống deadline công việc sắp tới.
Không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức mới
“Học, học nữa, học mãi” – Không có người giỏi nào mà không tích lũy kiến thức mỗi ngày, dù tuổi mới mười tám đôi mươi hay đã ngoài tứ tuần. Đối với nghề Freelance lại càng phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức mới để có thể nhận được các dự án có giá trị thù lao khủng.
Mặt khác, Freelancer thường làm việc tại nhà, ít khi tiếp xúc với đồng nghiệp, đối tác. Do đó, sẽ ít va chạm và tiếp thu, học hỏi các kiến thức mới mẻ từ họ. Bắt buộc Freelancer phải tự thân vận động nếu không muốn bản thân đi lùi so với thời đại.
Việc Freelancer có nhiều kỹ năng chuyên sâu, tự mình thực hiện nhiều công việc ở các vị trí khác nhau sẽ dễ tìm được công việc có chi phí lớn. Ngược lại, nếu Freelancer chỉ có một vài kỹ năng cơ bản thì họ phải chấp nhận nhận các dự án có chi phí thấp hơn so với người khác.
Giao tiếp hiệu quả với client, liên tục đặt mình vào vị trí của họ
Freelancer nên xây dựng một kênh giao tiếp lâu dài để liên lạc thường xuyên với khách hàng nhằm cho họ thấy bạn đang làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp. Thực tế, có một số bạn Freelancer khi dự án bị trễ tiến độ hoặc gặp vấn đề thường off kênh liên lạc hoặc không xem tin nhắn giục bài của khách hàng. Điều này cho thấy bạn là một Freelancer thiếu chuyên nghiệp và chắc chắn khách hàng sẽ không quay lại với bạn lần thứ hai.
Thay vì “mất tích”, bạn nên thẳng thắn trao đổi với khách hàng về vấn đề mà bản thân đang gặp phải. Sau đó, cả hai cùng đưa ra phương án để giải quyết tốt nhất. Đảm bảo dự án công việc của khách hàng đúng tiến độ và tốt nhất có thể.
Mở rộng quan hệ với các Freelancer khác cùng ngành
“Học thầy không tày học bạn”, bạn nên mở rộng mối quan hệ với các đồng nghiệp Freelancer khác. Điều này vừa giúp bạn có thêm được nhiều câu chuyện thú vị về nghề vừa được học hỏi những bí quyết làm việc hiệu quả từ họ.
Có thể, nói chuyện với người này, bạn sẽ học hỏi được kỹ năng deal giá dự án. Nhưng với người khác, bạn sẽ học hỏi được một số kỹ năng chuyên môn trong ngành. Cùng nhau chia sẻ, cùng nhau góp ý, cùng nhau khắc phục những hạn chế chắc chắn, bạn sẽ tốt hơn và thành công hơn với nghề Freelance mà bản thân đang theo đuổi.
Kỹ năng online marketing
Kỹ năng cuối cùng mà các Freelancer cần phải có đó chính là kỹ năng online marketing. Thực tế, nghề Freelance thường làm việc với nhau thông qua internet. Do đó, mỗi một Freelancer cần phải rèn luyện cho bản thân kỹ năng online marketing thật tốt để tiếp cận được các khách hàng tiềm năng.
Bạn có thể hoạt động marketing online dựa trên một số kênh tiềm năng như: Facebook, Zalo, seo website, mobile marketing, email marketing, viral marketing, youtube. Freelancer có kỹ năng online marketing càng vững thì càng ghi điểm cao trong mắt của khách hàng. Nhờ đó, Freelancer sẽ dễ deal được mức giá dự án được tốt nhất.
Có nên từ bỏ công việc ổn định để làm Freelancer tại nhà?
Bạn đang đi làm tại một doanh nghiệp Nhà nước đã được 4 năm với mức lương được đánh giá khá ổn định. Thế nhưng, sau một thời gian dài gắn bó bạn cảm thấy nhàm chán với khối lượng công việc được lặp đi lặp lại và muốn chuyển sang kinh doanh riêng?
Lúc này bạn đang phân vân rằng mình có nên từ bỏ công việc ổn định để làm Freelancer tại nhà? Hãy cùng với chúng tôi điểm qua một số ưu nhược điểm nổi bật của công việc Freelancer dưới đây để có được câu trả lời chuẩn xác nhất bạn nhé!
Ưu điểm khi bạn làm Freelance toàn thời gian
Không phải ngẫu nhiên, nhiều người chấp nhận từ bỏ công việc ổn định với mức lương ổn định hàng tháng để làm một Freelancer. Lý do là bởi, nghề Freelancer đem lại cho họ nhiều ưu điểm nổi bật sau:
Có cơ hội tạo ra thu nhập hàng tháng khủng
Khi trở thành một Freelancer, bạn muốn “cày” bao nhiêu việc thì nhận, không ai có quyền ép bạn miễn bạn đủ sức khỏe và năng lực để thực hiện. Là một Freelancer, bạn không chỉ làm cho doanh nghiệp ở Việt Nam mà còn làm được cho bất cứ doanh nghiệp nào khác trên thế với với thu nhập lên tới vài chục nghìn đô mỗi tháng.
Freelance mở ra nhiều cơ hội kiếm tiền và mở ra tiềm năng lớn trong các ngành nghề dịch vụ khác nhau. Mẹo nhỏ, để nhận được nhiều việc, có hiệu quả công việc cao bạn nên tạo thành một nhóm Freelancer cho riêng mình.
Thoải mái về mặt không gian và thời gian làm việc
Ưu điểm lớn, dễ dàng nhìn thấy khi trở thành Freelancer đó chính là thoải mái về mặt không gian và thời gian làm việc. Bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào bản thân muốn.
Bạn không thuộc về bất cứ tổ chức thành viên nào cả, bạn thích làm cho ai thì làm, làm ở đâu thì làm. Nói tóm lại, khi trở thành Freelancer bạn được chủ động hoàn toàn về thời gian thao tác làm việc. Đặc biệt, bạn không phải tuân theo bất cứ quy định của bất cứ tổ chức, đơn vị nào cả.
Có cơ hội để rèn luyện nhiều kỹ năng
Khi trở thành Freelancer, bạn sẽ được tiếp xúc, làm việc với nhiều đối tượng khách hàng, doanh nghiệp với đa dạng dịch vụ ngành nghề khác nhau. Nhờ đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội để rèn luyện kỹ năng. Làm càng nhiều dự án, bạn sẽ càng biết được nhiều kỹ năng và phương pháp tối ưu hóa thao tác làm việc để đạt được hiệu cao cao nhất.
Freelancer ngoài deadline ra, họ không chịu bất cứ ràng buộc nào từ doanh nghiệp. Bởi Freelancer không ở công ty nên doanh nghiệp không thể theo dõi được thao tác làm việc của họ. Toàn bộ tiến độ, thời gian làm việc đều cho Freelancer tự kiểm soát.
Nhược điểm bạn phải đánh đổi khi làm Freelancer
Bên cạnh các ưu điểm nổi bật trên, nghề Freelance cũng tồn tại một số nhược điểm sau:
- Nhiều người đã phải chấp nhận bỏ cuộc sau khi làm Freelancer sau vài tháng theo đuổi. Lý do là bởi, họ bị “đói dự án” chưa có kinh nghiệm để tìm mối cộng tác và chưa có sản phẩm chứng minh năng lực của mình.
- Mức độ cạnh tranh của nghề Freelance cao khi đối với với các công việc Freelancer đơn giản, phổ biến.
- Thu nhập của Freelance không ổn định, làm nhiều được nhiều, làm ít được ít.
- Tỷ lệ Freelancer bị lừa quần đảo cao vì bản chất nghề này không có sự ràng buộc giữa Freelancer với doanh nghiệp.
Vẫn còn một cách – vừa làm Freelancer, vừa đi làm công ty
Đối với trường hợp bạn vẫn chưa sẵn sàng hoặc chưa muốn nghỉ công việc hiện tại của mình nhưng vẫn muốn trải nghiệm công việc của một Freelancer. Vẫn có một cách vẹn cả đôi đường cho bạn, đó chính là vừa làm Freelancer vừa đi làm công ty.
Thời gian hành chính trong tuần, bạn có thể tập trung vào hoàn thành công việc cho thu nhập ổn định hàng tháng của mình. Vào thời gian rảnh rỗi, đặc biệt là dịp cuối tuần, nghỉ lễ, bạn có thể nhận thêm dự án về nhà làm. Vừa được thỏa mãn được nhu cầu làm một Freelancer thực thụ vừa có thêm được khoản thu nhập kha khá để trang trải cuộc sống. Đặc biệt, bạn sẽ không bị “hụt hẫng” khi nghỉ công việc mà bản thân đã phấn đấu bấy lâu nay.