Digital Marketing hiện là một mảng nhỏ thuộc lĩnh vực Marketing. Ngành Digital Marketing đòi hỏi người làm có kiến thức chuyên sâu và sáng tạo hơn so với chiến lược Marketing cơ bản.
Digital Marketing thường được ít nhắc tới vì nó quá ” tổng thể ” , mà thực tế công việc này là của một phòng ban, hoặc 1 team, chứ một cá nhân thì chắc chắn không bao giờ kham nổi
Digital Marketing là gì?
Digital Marketing được hiểu một cách ngắn gọn và đơn giản nhất chính là quá trình quảng bá thương hiệu, sản phẩm thông qua hình thức truyền thông điện tử 1 hoặc nhiều chiều. Bản chất của Digital Marketing chính là phần nhỏ của một Marketing lớn. Nó đòi hỏi người làm trau dồi kiến thức chuyên sâu hơn so với các chiến lược Marketing cơ bản lẫn sáng tạo.
Digital Performance Marketing là gì?
Giống với tên gọi của nó, Digital Performance Marketing là chiến lược theo đuổi tối đa hiệu suất dựa vào mục tiêu đặt ra ngay từ đầu thông qua nền tảng số. Hiểu theo cách khác, với số ngân sách có sẵn lẫn nhiệm vụ các đơn vị triển khai Performance Marketing thì làm cách nào để tối ưu hóa các chỉ số KPI đặt ra?
- Đối với mục tiêu chiến dịch Branding, chỉ số KPI đạt được có thể là số người tiếp cận, chi phí từng tương tác và số lượng tương tác.
- Đối với mục tiêu chiến dịch là sale, chỉ cần cần tối ưu bao gồm: Số lượng lead, số đơn hàng, chi phí cho một lead, chi phí cho 1 đơn hàng,…
Việc đạt được số lượng tối đa cho 1 chỉ số hoặc tối thiểu hóa chi phí dành cho hành động ở trên kênh quảng cáo trả phí. Thì đó chính là kênh Digital Performance Marketing.
Digital marketing hoạt động trên những platforms (nền tảng) nào?
Nếu là một Digital Marketer chuyên nghiệp, bạn cần tìm hiểu để nắm rõ bản chất cũng như cách vận hành của một số loại Platform sau:
Platform website
Website chính là cốt lõi của Owned Platform, là nền tảng trọng tâm và thiết yếu của kênh Digital. Website chính là nơi đón nhận các thông tin, đồng thời tạo ra nhiều trải nghiệm cho người dùng cũng như tăng khả năng tương tác và chuyển đổi. Người dùng dễ dàng nhận ra khi nhấn vào một đường link quảng cáo hoặc một banner. Tất cả chúng sẽ chuyền đều về trang website thương hiệu.
Platform Social Media
Thời đại 4.0 hiện nay, chắc hẳn ai cũng sở hữu cho mình ít nhất một tài khoản xã hội. Social Media chính là ngôi nhà trực tuyến của thương hiệu, có nhiệm vụ kết nối với bạn thông qua các câu chuyện. Đồng thời, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với quý khách hàng. Thông qua sự lắng nghe, thương hiệu có thể cải thiện, tạo ra nhiều trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Platform Digital Media
Đây chính là các loại quảng cáo được nêu rõ ngay từ đầu bài. Chính là các banner quảng cáo ở trên trang website, các video xuất hiện trong quá trình xem phim. Trọng tâm của Platform này chính là tăng độ nhận biết thương hiệu tới người dùng dựa vào nền tảng Digital.
Một số Platform khác
Ngoài các nền tảng trên, Digital marketing còn hoạt động dựa trên một số nền tảng khác như:
- Search: Google, Bing,…
- Email Marketing: Thu thập được số lượng data khách hàng lớn.
- Mobile: SMS Marketing, QR code GPS Marketing, trải nghiệm thực tế ảo,…
- Game: In game Ads và gamification.
Những kỹ năng mà một Digital Marketer cần phải có
Một Digital Marketer giỏi, cần phải hội tụ đầy đủ một số kỹ năng cơ bản như: Edit video/hình ảnh đơn giản, SEO/SEM, content marketing, phân tích dữ liệu, tư duy về phễu, khả năng sử dụng công nghệ và đặc biệt không ngần ngại thử nhiều cách mới.
Edit hình ảnh/video đơn giản
Theo số liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, trước thời đại 4.0 với nhiều công cụ thông tin bủa vây. Mức độ tập trung của người dùng bị giảm xuống với 8.25s. Do đó, nếu muốn thu hút được sự chú ý từ người dùng là điều cực kỳ khó khăn đối với mỗi Digital Marketer.
Và cũng từ một nghiên cứu khác chứng minh rằng video/hình ảnh sống động sẽ giúp Digital Marketer tăng được lượng tương tác cao. Đồng thời, tạo ra thứ hạng cao hơn ở trên công cụ Google.
Thực tế, một Digital Marketer không cần phải trở thành một Video Producer nhưng có thể học cách để sáng tạo ra một video căn bản. Cụ thể, bạn cần phải hiểu cách viết kịch bản, đồng thời nắm rõ cách dùng các nền tảng, apps để tạo ra video chất lượng. Đây chính là điểm cộng lớn và đầu tiên cho một Digital Marketer khi ứng tuyển công việc Digital Marketing.
SEO/SEM
Thường tìm kiếm trực tuyến đều sẽ hướng tới quảng cáo Digital. Do đó, Digital Marketer cần phải nắm rõ kỹ năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEM và SEO nếu muốn làm tốt trong lĩnh vực này.
Việc bạn hiểu và nắm rõ cách thức hoạt động của SEO và SEM sẽ giúp bạn phối hợp tốt hơn đối với các bộ phận còn lại thuộc team Digital mà không sợ bị nhầm chỗ hay lạc lõng.
Content marketing
Content marketing là kỹ năng cần có tiếp theo của một Digital Marketer. Bởi nội dung chính là điểm nhấn giúp bạn thu hút, tạo ra sự tương tác lớn với khách hàng ở trên các phương diện: Blog, social media, video và website.
Việc Digital Marketer hiểu rõ khía cạnh khác nhau của content sẽ cung cấp cho bạn lượng kiến thức lớn đủ để nắm rõ bất kỳ vai trò nào thuộc bộ phận Digital Marketing.
Phân tích dữ liệu
Để phân tích dữ liệu hiệu quả, các Digital Marketing chuyên nghiệp thường sử dụng tới công cụ Google Analytics. Nhờ vào công cụ phân tích dữ liệu này, Digital Marketer sẽ dễ dàng kiểm tra các báo cáo và đưa ra cách dùng thông tin mà bản thân có được.
Chính bởi vậy, việc thu thập, sử dụng dữ liệu data chính là kỹ năng cực kỳ quan trọng, được ví giống với mỏ vàng. Digital Marketer cần phải phân tích thông tin dữ liệu kỹ lưỡng, chuyên sâu mới có thể thu thập, giữ chân được khách hàng mới.
Tư duy về phễu
Phẫu Marketing chính là công cụ để giúp Digital Marketer vẽ được sơ đồ hành trình khách hàng hoặc quy trình mà khách hàng trải qua nhằm tìm hiểu về dịch vụ/sản phẩm/công ty. Từ phần giới thiệu tới chuyển đổi sang khách hàng. Nếu Digital Marketer xây dựng được phễu Marketing hiệu quả sẽ tạo ra được sự khác biệt lớn so với chiến dịch Marketing khác.
Khả năng sử dụng công nghệ
Công nghệ giữ vai trò cực kỳ quan trọng trước sự phát triển như vũ bão của thời đại công nghệ số hiện nay. Để không bị lạc hậu trong ngành buộc mỗi Digital Marketer phải nắm rõ các công nghệ mới nhất và sử dụng nó mỗi ngày.
Làm việc trong lĩnh vực Marketing đòi hỏi bạn phải luôn sáng tạo, thay đổi và hoàn thiện hơn các kỹ năng của mình. Dù bạn bạn mới bắt đầu hay kết thúc tại bước nào trong sự nghiệp vẫn nên nắm rõ hệ thống mã hóa website cũng như quản lý CMS.
Không ngần ngại thử những cách mới
Hơn tất cả, Digital Marketer cần phải nắm được cách tốt nhất để thu hút khách hàng tiềm năng là gì? Vì thế, ngoài các kỹ năng cơ bản trên, bạn cần phải trau dồi cho mình kỹ năng không ngại đương đầu và thử những cách làm mới. Vượt qua giới hạn bản thân có thể đem đến cho bạn những kết quả tích cực vượt ra ngoài mong muốn.
Những công cụ Digital Marketing mà các marketer thường xuyên dùng
Trong quá trình làm việc trên lĩnh vực Digital Marketing, các Marketer cần nắm rõ và thường xuyên sử dụng linh hoạt các công cụ cơ bản sau:
Search Engine optimization (SEO)
đã chia sẻ ở trên SEO chính là thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với các Marketer trong lĩnh vực Digital Marketing. SEO chính là giải pháp giúp Marketer tối ưu thứ hạng web ở trên công cụ tìm kiếm. Một số phương pháp thường sử dụng để nâng cao thứ hạng trang website chính là tối ưu hóa trang website và liên kết các trang website khác.
Content marketing
Hiện nay, việc dùng nội dung để thực hiện các chiến dịch Marketing chính là công cụ đem lại hiệu quả vô cùng lớn cho các Digital Marketer. Bạn cần tạo ra và phân phối nội dung có giá trị, hữu ích và liên quan mật thiết với khách hàng. Từ đó, thuyết phục chuyển sang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nội dung mà doanh nghiệp có thể dùng được thể hiện tại nhiều hình thức khác nhau, gồm: Hình ảnh, video, text, infographic.
Social marketing
Social Marketing còn được gọi là tiếp thị truyền thông qua mạng xã hội. Đây là hình thức marketing được thực hiện dựa vào các phương tiện truyền thông xã hội. Theo đó, các trang mạng xã hội sẽ tiến hành tập hợp chiến lược Marketing hướng tới việc tương tác với khách hàng thông qua mạng xã hội.
Đồng thời tạo ra nội dung huxu ích để người dùng chia sẻ ở trên các trang mạng xã hội đó. Từ đó, tăng nhận thức thương hiệu cho mỗi doanh nghiệp thông qua mạng xã hội.
Pay Per Click
Pay per click chính là công cụ Marketing được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Lý do là bởi với mỗi chuyển đổi được thực hiện thì doanh nghiệp mới phải trả phí cho đơn vị quảng cáo. Dĩ nhiên, Marketer cần phải tính toán thật kỹ về ngân sách chi tiêu trong khoảng thời gian dài dành cho chiến dịch quảng cáo. Mục tiêu hướng tới việc quảng cáo lẫn theo dõi đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Affiliate marketing
Affiliate Marketing dịch sang tiếng Việt nghĩa là tiếp thị liên kết. Đây là hình thức quảng bá dịch vụ/sản phẩm mà đơn vị cung cấp dùng thông qua kênh quảng bá trực tuyến chính là: Group, blog và Fanpage. Tiếp thị liên kết hiểu một cách đơn giản là hình thức quảng bá dịch vụ/sản phẩm được nhà cung cấp sử dụng dựa trên một số kênh quảng bá trực tuyến như: Fanpage, group hoặc blog từ đối tác kiếm tiền.
Theo đó, doanh nghiệp cần trả hoa hồng dành cho đối tác của mình khi khách hàng mua hàng. Khi áp dụng công cụ này, Marketer cần phải tính toán kỹ và kiểm tra đơn hàng thành công lẫn nơi được đặt link dịch vụ/sản phẩm.
Marketing Automation
Marketing Automation chính là việc Marketer ứng dụng phần mềm nhằm tự động hóa quy trình tiếp thị gồm: Phân loại phân khúc khách hàng, chăm sóc khách hàng. tích hợp dữ liệu khách hàng theo kịch bản đã lên sẵn,…
Việc Marketer ứng dụng tiếp thị tự động hóa sẽ hỗ trợ quá trình chăm sóc khách hàng và Marketing vốn được thực hiện bằng tay trở nên hiệu quả hơn. Đồng thời tạo ra sự kết hợp ăn ý với nhau hơn trong quá trình quản lý mối quan hệ khách hàng.
Email marketing
Email Marketing chính là tiếp thị giao tiếp khách hàng qua email. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành gửi newsletter cho khách hàng thường xuyên nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ. Đồng thời tăng lòng trung thành của khách hàng để kích thích hoạt động tái bản cho doanh nghiệp.
Để Digital Marketer tạo ra chiến lược hiệu quả, cần phải có danh sách email chính xác. Đồng thời, Marketer cần phải biết cách dùng nội dung cá nhân hóa cho từng đối tượng khách hàng cụ thể.
Giải nghĩa tên gọi vị trí của nhân viên làm Digital Marketing hiện nay
Trong quá trình làm việc trong lĩnh vực Digital Marketing, chắc chắn bạn sẽ phải làm việc với các vị trí như: Digital Marketing Executive, Digital Marketing Specialist, Digital Marketing Manager,…Cùng với chúng tôi giải thích nghĩa của từng vị trí tên gọi trong Digital Marketing ngay sau bài viết sau:
Digital Marketing Executive là gì?
Digital Marketing Executive hiểu một cách đơn giản chính là quản lý nhân viên Marketing. Họ là người chịu toàn bộ trách nhiệm cho dịch vụ/sản phẩm của nhóm. Đồng thời cùng phối hợp với nhân viên của mình lên kế hoạch và xây dựng chiến lược chung cho cả nhóm.
Thường một Digital Marketing Executive cần phải là người có kinh nghiệm Marketing dày dặn kinh nghiệm. Họ cần phải có kỹ năng quản lý và làm việc nhóm. Do đó, người làm việc tại vị trí Digital Marketing Executive thường chịu áp lực lớn nhưng có mức lương cực kỳ hấp dẫn.
Digital Marketing Specialist là gì?
Digital Marketing Specialist chính là người “thủ lĩnh” có khả năng hoạch định ra các chiến lược và kế hoạch Marketing cụ thể. Đồng thời là vị trí tốt mà các Marketer hướng tới.
Digital Marketing Specialist có thể là chuyên gia về một số lĩnh vực cụ thể như: Tối ưu hóa về công cụ tìm kiếm, display media, chạy quảng cáo, social media,…Mặt khác, họ còn có thể là chuyên gia ở trên mọi lĩnh vực Digital Marketing.
Digital Marketing Manager là gì?
Digital Marketing Manager chính là người chịu trách nhiệm chính trong việc lên kế hoạch. Đồng thời giám sát các hoạt động truyền thông hiệu quả. Một số công việc chính của một Digital Marketing Manager bao gồm:
- Tiến hành xây dựng chiến lược Marketing ở trên các phương tiện truyền thông số.
- Tiến hành giám sát chi phí chiến dịch quảng cáo hiệu quả trên một số kênh truyền thông số: Facebook, google adwords.
- Tiến hành giám sát SEO trên kênh website doanh nghiệp hiệu quả.
- Tiến hành cập nhật insight khách hàng liên tục.
- Tiến hành báo cáo hiệu quả Marketing hiệu quả ở trên một số kênh truyền thông số lên ban giám đốc Marketing.
SEO Manager
SEO Manager đảm nhận vai trò công việc tương tự với một Digital Manager. Nhiệm vụ chính của họ là nâng cao nhận thức lẫn doanh số bán hàng. Công việc chính của một SEO Manager bao gồm:
- Tối ưu hóa website lẫn mạng xã hội, nội dung.
- Tiến hành quản lý nội dung của trang website.
- Tiến hành xây dựng, nuôi dưỡng cộng đồng online.
- Tiến hành theo dõi, phân tích backlink.
- Tiến hành lên chiến lược SEO hiệu quả.
- Tiến hành tổ chức, lập kế hoạch chiến dịch vụ thể.
- Tiến hành giám sát trang website hiệu quả và phân tích người dùng.
- Tiến hành quản lý dự án chung cho Digital Marketing.
- Tiến hành nghiên cứu từ khóa và phân tích thị trường.
Marketing Automation Coordinator
Marketing Automation Coordinator chính là chuyên gia trong lĩnh vực kết hợp tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi thông qua các kênh Email Marketing, Content Marketing. Từ đó, tạo ra niềm tin và thu hút được số lượng khách hàng tiềm năng lớn.
Công việc chính của một Marketing Automation Coordinator đó chính là: Quản lý công việc chăm sóc khách hàng của nhân viên, tạo ra các chương trình để thu hút khách hàng tiềm năng, phối hợp và quản lý công việc của các nhân viên trong nhóm, lập báo cáo dữ liệu và kết quả lên ban giám đốc Marketing,…
Content Marketing Specialist
Content Marketing Specialist chính là chuyên gia về lĩnh vực tối ưa hóa công cụ tìm kiếm SEO. Nhiệm vụ chính của một Content Marketing Specialist chính là: Thu thập thông tin ý kiến người dùng, tìm hiểu hiệu suất chiến dịch/chiến lược tiếp thị, thu thập các thông tin cạnh tranh, chuẩn bị báo cáo hiệu suất, làm việc với đội ngũ content sáng tạo, phát triển chiến lược/chiến dịch tiếp thị,…
Sự nhầm lẫn hai thuật ngữ Digital Marketing và Online Marketing
Thực tế, có nhiều Marketer bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm là: Digital Marketing và Online Marketing. Nghe qua tên gọi, chúng không có sự khác biệt biệt nhưng việc Marketer hiểu đúng, vận dụng tốt trong chiến lược Marketing giữ vai trò cực kỳ quan trọng.
- Digital Marketing: Bao gồm các nền tảng, thiết bị xây dựng/quảng bá và truyền tải thông điệp tiếp thị đến khách hàng tiềm năng.
- Online Marketing: Chính là tập hợp con của kênh Digital Marketing. Điểm đặc trưng của Online Marketing chính là bắt buộc Marketer phải có kết nối Internet. Một số kênh chính của Online Marketing gồm: Website, SEO & SEM, Social Media Marketing, content marketing,…
Vậy là chúng tôi đã chia sẻ xong một số thông tin về Digital Marketing là gì? Một số kỹ năng cần có của Digital Marketer để các bạn được tham khảo và nắm rõ.
Đừng tự hão huyền rằng bạn mới chỉ biết sơ sơ vài chút được gọi là biết Digital Marketing. Hãy trở thành một Digital Marketing thật thụ 😀